Hãy đi khám ngay nếu bạn đang gặp 1 trong những kiểu đau bụng sau:
- Đau nóng ở giữa vùng bụng: Bị ợ nóng
Kèm theo cảm giác của kiểu đau bụng này là có vị đắng ở miệng, thường sảy ra sau khi ăn nhiều dầu mỡ.
Khi những chất lỏng và thức ăn mới tiêu thụ một phần lẫn với axit trong dạ dày trào về cuống họng, tạo cảm giác nóng được gọi là trào ngược axit. Nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra thì có thể bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa mãn tính.
2. Khó chịu quanh rốn: Sỏi mật
Nếu cơn đau bụng kiểu này xảy ra sau khi ăn nhiều dầu mỡ, kèm theo cảm giác đau nhức gần vai thì nguyên nhân có thể là do sỏi mật. Nguy cơ mắc bệnh này ở phụ nữ trên 40 tuổi và đã có con là khá cao. Những hạt sỏi nhỏ này có thể đã hình thành trong túi mật suốt nhiều năm, chung gần như không gây đau. Nhưng nếu rơi vào ống mật thì bạn sẽ đau bụng nặng, hoặc đau trong chu kỳ.
- Đau nóng bụng do uống nhiều thuốc Tây: Viêm loét đường tiêu hóa
Người mắc bệnh loét dạ dày thường có triệu chứng đầy hơi, ợ, tiêu hóa kém và sụt cân. Loét dạ dày xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày và ruột.
Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn H. pylori đã phá hủy lớp niêm dịch của dạ dày hoặc do việc sử dụng thuốc kháng viêm non-steroidal quá liều như Aspirin và Ibuprofen. Ngoài ra, căng thẳng cũng gây ra bệnh này.
- Bị đau ở bụng trái, phía dưới bất thình lình: Viêm túi thừa
Là một loại bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi, dấu hiệu của bệnh viêm túi thừa là đột ngột xuất hiện cơn đau, kèm theo chứng đầy hơi. Đây là hiện tượng viêm những túi nhỏ có trong ruột già. Nguyên nhân là do ăn quá ít chất xơ.
- Đau dữ dội ở bụng phải, phía dưới: Viêm ruột thừa
Khi bạn bị đau dữ dội ở bụng phải, phía dưới thì đó là dấu hiệu khá rõ ràng của đau ruột thừa, ngoài ra nó có kèm theo sốt nhẹ, đầy hơi, cảm thấy bị táo bón hoặc tiêu chảy. Khi hít thở, ho, hỉ mũi… bạn thấy đau hơn. Tất cả mọi hành động dù là nhỏ đều sẽ tạo áp lực lên vùng ruột thừa nên sẽ làm gia tăng cơn đau.