– Tăng prolactin huyết (Hyperprolactinemia):
Là tình trạng hormone prolactin tăng mạnh, nó sẽ gây ra một vài vấn đề sức khỏe trong đó có việc chu kì kinh kéo dài. Theo chuyên gia, hormone prolactin có tác dụng kích thích vòng 1 phát triển trong giai đoạn cho con bú ở các bà mẹ trẻ. Tuy vậy, nếu rối loạn hormone này có thể gây nên ung thư, tăng cân và một vài biến chứng về thận cho chị em.
– Tiền mãn kinh:
Từ 47 – 50 tuổi là độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ, nhưng trước đó bạn sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh từ 40 – 45 tuổi tuổi. Trong giai đoạn này, sẽ có sự xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ của nội tiết tố để chuẩn bị cho quá trình mãn kinh diễn ra sau đó. Đây có thể là lý do khiến chị em có trải nghiệm chu kì dài hơn bình thường. Nếu trong trường hợp này, không có gì đáng ngại tới sức khỏe bạn. Điều này chỉ có vấn đề khi bạn vẫn bị chảy máu sau khi mãn kinh. Khi đó, các bác sĩ sẽ phải lấy sinh thiết nội mạc tử cung để chẩn đoán và phát hiện các khối u trong tử cung nếu có.
– U xơ tử cung:
Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến chu kì kinh nguyệt kéo dài. Theo ý kiến chuyên gia, khi một khối u lành tính phát triển trong tử cung mà chưa di căn sang khu vực khác sẽ gây ra tình trạng này. Các tế bào nội mạc tử cung thường bị chèn ép bởi khối u xơ này khiến chúng bị chảy máu và hình thành các vết loét ở tử cung theo thời gian.
– Ung thư cổ tử cung:
Chu kì kéo dài trên một tuần là biểu hiện rõ rệt của ung thư cổ tử cung, nhất là ở những phụ nữ trên 45 tuổi. Để xác định chính xác nhất, cần tiếp hành siêu âm và xét nghiệm PAP. Để nhận biết tình trạng này, người ta thường được sử dụng nội soi tử cung.