Đau bụng kinh vào ngày “đèn đỏ” luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Biểu hiện thường gặp là những cơn đau bụng dữ dội và có thể kèm theo cảm giác nôn nao, chóng mặt khiến cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân là do hormone prostaglandin tiết ra làm thúc đẩy sự co bóp của tử cung. Ngoài ra, cũng có thể do cấu trúc nội mạc tử cung bị rối loạn như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.
Để giúp chị em có thể giảm đau bung kinh hiệu quả mà vẫn không cần phải sử dụng thuốc tham đau, dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng:
Chườm nóng: Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể dùng chai hoặc túi nước nóng để chườm bụng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng). Ngoài ra, bạn nên áp dụng nhiều cách để giúp giữ ấm bụng như tắm nước ấm nóng hoặc cho một chút muối vào nước tắm sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Xoa dầu nóng: Xoa dầu nóng hoăc dán cao để sưởi ấm vùng bụng giúp để máu lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, để cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh để giảm đau.
Chườm gừng tươi: Giã hoặc xắt lát gừng tươi, sau đó đem chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút. Sức nóng của gừng sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Làm nóng bàn chân: Massage bàn chân sẽ giúp giảm đau bụng kinh vì bàn chân có những huyệt đạo có liên quan tới vùng chậu. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm có pha thêm chút muối để thư giãn.
Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh: Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên chọn cách nghỉ ngơi tại giường, chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh những việc nặng nhọc gây mệt lả.
Tránh tiếp xúc lạnh: Chị em cần giữ cho cơ thể ấm trước, trong và sau khi hành kinh. Không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, làm việc nơi điều hòa quá lạnh, uống nước lạnh… vì sẽ gây kích thích tử cung khiến nó co bóp mạnh và gây đau.
Lưu ý: Nếu bị đau bụng quá mức, cơn đau thất thường bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau và thăm khám, chuẩn đoán xem có mắc bệnh lý phụ khoa không để được tư vấn cách chữa trị phù hợp và kịp thời.