Vitamin D chính là tên của một nhóm các loại prohormones tan trong chất béo – những chất ít có hoạt động nội tiết tố và chúng có thể được chuyển hóa thành các hormone. Vitamin D thường có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, sữa, trứng và phần lớn là thông qua ánh sáng mặt trời.
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt pho để khiến xương và răng chắc khỏe. Do đó nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin D sẽ khiến xương bị suy yếu dẫn đến bệnh loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ em. Theo các chuyên gia đến từ Trung tâm PCC – Singapore, vitamin D đảm nhận vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, còi xương, ung thư…
Tác dụng của vitamin D riêng với bệnh ung thư cũng đã được nghiên cứu rộng rãi. Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc tăng hàm lượng vitamin D giúp làm giảm nguy mắc cơ ung thư vú. Cụ thể là nguy cơ mắc ung thư vú có thể giảm 50% với những người hấp thụ đủ vitamin D. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cũng khẳng định tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư phổi cũng được cải thiện nếu gia tăng lượng vitamin D. Theo các chuyên gia, Do vitamin D có ảnh hưởng đến cấu trúc của các tế bào biểu mô, trong khi đó, nếu cơ thể con người có đủ vitamin D thì các tế bào biểu mô luôn khỏe mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư.
Chỉ cần dành 10 phút một ngày để phơi 40% cơ thể dưới ánh nắng mặt trời là chúng ta có thể hấp thụ tới 5.000 IU vitamin D. Các loại cá béo, dầu gan cá và trứng là thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D. Thực phẩm tăng cường như sữa, nước trái cây và ngũ cốc ăn sáng chứa nhiều loại vitamin này.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là không nên bổ sung quá nhiều vitamin D vì nó có thể khiên muối canxi tồn đọng trong các mô mềm, như tim, thận, phổi nên sẽ gây ra bệnh. Một chế độ ăn uống bổ sung quá mức vitamin D có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều làm tăng nguy cơ ung thư da, vì vậy, bạn không nên để da trần dưới ánh nắng cường độ mạnh.