Theo TS-BS Nguyễn Bá Thắng – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM thì ước tính mỗi năm ở nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ và khoảng 50% tử vong.
Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và luôn được các y bác sĩ tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới với mong muốn cứu sống được nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Mới đây, bệnh viên Đại học Y Dược đã trở thành bệnh viện đầu tiên trên cả nước áp dụng kỹ thuật kết hợp hút và rút huyết khối trong chữa đột quỵ cấp.
Tìm hiểu về kỹ thuật ARTS :
Trong vòng 2 năm trở lại đây, kỹ thuật này đã cho tỷ lệ tái thông hoàn toàn đến 70 – 80%, nguy cơ tai biến xuất huyết thấp hơn 5% – 10%.
Về cơ bản thì có 2 nhóm kỹ thuận can thiệp tái thông mạch não là hút huyết khối áp lực âm bằng ống thông lớn và rút huyết khối bằng dụng cụ dạng stent (stent-retrivers). Khi sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp đúng cách thì trên 95% các trường hợp tắc các mạch máu lớn trong não có thể tái thông thành công với nguy cơ không quá cao. Phương pháp kết hợp này trên thế giới gọi là kỹ thuật kết hợp hút và rút (kéo) huyết khối ARTS.
Ngày 22/09/2016, bệnh viện Đại học Y Dược đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Đỗ Văn H., 42 tuổi, ngụ Tp.HCM. Trước đó vào lúc 2h sáng, gia đình phát hiện người bệnh đột ngột khó nói, méo mặt, xoay mắt và đầu sang một bên, liệt nửa người trái.
Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu vào lúc 3h30 sáng, được chẩn đoán nhồi máu não vùng thân não, tắc động mạch đốt sống thân nền. Người bệnh được chích thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch và chuyển ngay lên phòng can thiệp chỉ trong 1 giờ.
Qua hình chụp DSA cho thấy người bệnh bị tắc động mạch thân nền, được tái thông động mạch tắc bằng kỹ thuật mới kết hợp hút bằng ống thông lớn và kéo huyết khối bằng stent. Tái thông thành công sau 30 phút.
Kết quả điều trị :
Sau khoảng 6 giờ can thiệp, bệnh nhân H. đã phục hồi nhanh chóng, nói chuyện được tuy còn ngọng, bớt yếu liệt nửa người, tỉnh táo tiếp xúc tốt.
Ba ngày sau thì người bệnh hồi phục gần như hoàn toàn, không yếu liệt chi, nói chuyện rõ, tỉnh táo hoàn toàn. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy tác dụng rất tích cực của phương pháp chữa đột quỵ mới mà Bệnh viện Đại học Y dược đã ứng dụng.
Kết luận :
Hy vọng rằng với những thay đổi và tân tiến hơn trong tương lai thì có nhiều trường hợp đột quỵ được cấp cứu kịp thời trong giờ vàng và có kết quả phục hồi thể trạng, chức năng tốt hơn nữa.
Tham khảo thêm : Phục hội trí nhớ sau đột quỵ