Việc di chuyển đối với bệnh nhân đột quỵ rất quan trọng. Vì nếu gia đình quá bối rối và không biết cách thì sẽ vô tình gây nên các chấn thương vùng đầu, cột sống cổ và tứ chi thêm cho người bệnh hoặc làm nặng thêm các tổn thương đã sẵn có.
Những giờ đầu sau khi cơn đột quỵ xuất hiện được gọi là “giờ vàng” vì nó quyết định đến tính mạng và mức độ di chứng của bệnh nhân.
Cấp cứu đúng lúc và đúng cách thức không chỉ cứu sống được người bệnh đột quỵ mà còn hỗ trợ bác sĩ chữa đột quỵ tốt hơn. Vì thế mà chúng ta cần trang bị kiến thức căn bản để có thể giúp đỡ người bệnh đột quỵ trong trường hợp cấp bách nhất.
Nguy hiểm khi di chuyển bệnh nhân đột quỵ :
+ Một số vấn đề khi di chuyển có thể khiến tình trạng của bệnh nhân đột quỵ nghiêm trọng hơn gồm có là người di chuyển không đánh giá được tình trạng nặng cần hồi sức tim phổi (việc hồi sức trễ sẽ khiến người bệnh nặng thêm).
+ Không cố định các phần cơ thể người bệnh.
+ Té ngã (nhất là khi chỉ có 1 người di chuyển bệnh nhân).
+ Không có nhân viên y tế hỗ trợ trên đường di chuyển nên không nắm rõ được tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, cần hồi sức.
Vậy di chuyển người bệnh đột quỵ như thế nào là đúng cách?
Về cơ bản thì việc di chuyển người đột quỵ phải tuân thủ các quy tắc đảm bảo về đường thở và tim đập, cố định bảo vệ các bộ phận như đầu cổ, tứ chi và di chuyển nhanh nhất có thể.
Chính vì vậy, người thân cần biết cách đánh giá nhịp thở, mạch, cố định các bộ phận quan trọng, nếu không có cáng chuyên dụng thì tốt nhất là để người bệnh trên mặt phẳng cứng, nằm ngửa, tay chân xuôi theo mình, dùng giày nặng hay chăn cố định 2 bên đầu tránh chấn thương cột sống cổ lúc di chuyển.
Đối với bệnh nhân đột quỵ nên gọi ngay xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện chứ không nên tự đưa đi cấp cứu.
Vận chuyển bằng xe cấp cứu có nhiều yếu tố thuận lợi như:
+ Xe cấp luôn chạy nhanh hơn và được nhường đường ưu tiên.
+ Có nhân viên y tế đánh giá tình trạng người bệnh chính xác hơn.
+ Hệ thống xe cứu thương luôn có sẵn các thông tin về chuyên môn của các bệnh viện, có thể đưa thẳng đến bệnh viện chuyên sâu về đột quỵ, có xử trí ban đầu như hồi sức tim phổi, duy trì sinh hiệu… trên đường vận chuyển luôn tốt hơn.
Được chữa đột quỵ kịp thời sẽ giúp ích cho bệnh nhân rất nhiều trong việc hồi phục các di chứng sau này. Chính vì thế, hãy luôn đảm bảo sự nhanh chóng và quy tắc căn bản trong cấp cứu người bệnh đột quỵ để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro sức khỏe từ chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm này.
Tham khảo thêm: Phương pháp điều trị bệnh nhân đột quỵ, thiếu máu não