Theo Indiatimes, dưới đây là 10 bước cơ bản giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thận:
1. Bổ sung probiotics mỗi ngày
Probiotics từ vi khuẩn có lợi/men vi sinh/thực phẩm lên men sẽ giúp hỗ trợ quá trình lọc bỏ chất thải của thận và cải thiện tổng thể sức khỏe của hệ tiêu hóa.
2. Uống nhiều nước
Tiêu thụ nhiều nước và các chất lỏng khác là hỗ trợ thận làm sạch natri, urê và những độc tố khác một cách lành mạnh. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp cho 2 quả thận mà còn là toàn bộ cơ thể bạn được khỏe mạnh.
3. Không uống thuốc giảm đau thường xuyên
Thận sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thuốc viên, thuốc giảm đau như Ibuprofen. Trong trường hợp bạn bị viêm khớp hoặc đang bị các bệnh khác gây đau và buộc bạn phải thường xuyên uống thuốc giảm đau, hãy chắc chắn bác sĩ là người kê đơn thuốc đó.
4. Giảm tiêu thụ phospho
Phospho sẽ tích tụ trong cơ thể nếu thận không làm việc đúng cách, từ đó gây ra các bệnh nghiêm trọng về xương khớp, rối loạn tim, vôi hóa (cứng) các mô. Những thực phẩm có hàm lượng phospho cao cần tránh là nước ngọt có ga và thực phẩm chế biến sẵn.
5. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau xanh, đồng thời cắt giảm thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh có thể giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh.
Nó cũng giúp bạn tránh được các loại thực phẩm giàu calo và hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Trong một số trường hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp.
6. Loại bỏ những thói quen có hại
Uống rượu và hút thuốc quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến gan và phổi mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến thận.
7. Hiểu rõ về tiền sử bệnh tật của người thân trong gia đình
Bởi yếu tổ di truyền cũng là yếu tố quan trọng. Hãy bói với bác sĩ nếu cha hoặc mẹ bạn có tiền sử mắc bệnh thận để có phương phòng ngừa sớm. Nếu trong trường hợp này, để chắc chắn thận của bạn vẫn khỏe mạnh, bạn nên đi kiểm tra và làm xét nghiệm thường xuyên hơn.
8. Kiểm soát đường huyết
Bởi bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Việc ổn đình đường huyết là vô cùng quan trọng để bảo vệ thận. Đã có ất nhiều bệnh nhân tiểu đường bị suy thận và cần chạy thận hoặc cấy ghép nội tạng. Nếu bị tiểu đường, bạn cũng cần phải kiểm tra thận thường xuyên để phát hiện sớm bệnh để có thể được giảm bớt hoặc ngăn ngừa kịp thời.
9. Kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận cho bạn. Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp và bệnh thận. Có lỗi sống lành mạnh, duy trì mức độ cholesterol lành mạnh để kiểm soát huyết áp.
10. Thường xuyên vận động
Thiếu hoạt động thể chất dễ khiến bạn dễ bị cao huyết áp, bệnh tim, béo phì và thậm chí cả bệnh tiểu đường. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cholesterol, lượng đường trong máu, huyết áp và cân nặng của bạn. Thừa cân cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chúng là mối huy gại với thận.
Sử dụng Sâm Dây Ngọc Linh tốt cho sức khỏe và thận của bạn :
Dân gian thường lấy Sâm Dây Ngọc Linh ngâm rượu uống. Sâm Dây Ngọc Linh – Nguyễn Trần Coop hay còn gọi là Đảng Sâm có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng… với liều thấp. Sâm Dây Ngọc Linh có vị ngọt, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, chữa cảm mạo, bệnh gan, nhiễm trùng đường tiểu, đau răng, đau bụng, cao huyết áp, tiểu đường. Theo kinh nghiệm dân gian, sam day ngoc linh còn được dùng trong chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Sâm Dây Ngọc Linh có các tác dụng giúp giảm viêm sưng và giảm đau của chứng viêm khớp.
Tham khảo : Điều Gì Đã Tạo Nên Giá Trị Vượt Trội Của Sâm Ngọc Linh?