Nhân sâm từ ngàn xưa đã là vị thảo dược đại bổ rất được quý trọng. Và giá trị của nó vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Nhưng nhiều người dùng hiện nay vẫn chưa biết được ai không nên dùng sâm, mà cứ sử dụng tùy tiện.
Các loại nhân sâm hiện nay trên thị trường được bày bán rất đa dạng, đủ mọi chủng loại. Từ nhân sâm khô, hồng sâm, sâm ngọc linh, bạch sâm nguyên củ cho đến sâm dạng nước, cao sâm, kẹo sâm…
Người dùng có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm mà mình yêu thích. Đúng là nhân sâm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được sâm.
Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đối tượng thích hợp để sử dụng nhân sâm.
Giá trị của Nhân sâm trong y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, Nhân sâm được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý đứng đầu Đông y: Sâm – Nhung – Quế – Phụ.
Nhân sâm còn góp mặt trong những bài thuốc quý như:
- Tứ quân tử thang: 5g Nhân sâm, 5g Bạch linh, 5g Bạch truật, 3g Cam thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang hoặc làm viên hoàn để uống. Bài thuốc có tác dụng bổ khí cho những người mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe yếu.
- Bát trân thang: Dùng bài Tứ quân tử thang thêm 5g mỗi vị: Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa. Bài thuốc trị chứng khí huyết suy yếu, người mệt mỏi, đoản hơi, chân tay không có sức, người thiếu máu, da xanh xao, gầy yếu.
Với công năng hàng đầu là bổ khí dưỡng huyết, định thần, ích trí nên nhân sâm có thể sử dụng cho nhiều đối tượng như:
– Người có khí huyết suy nhược, cơ thể mệt mỏi
– Người bị đoản khí, đoản hơi, mạch tượng yếu, chân tay lạnh
– Người gầy yếu, người mới ốm dậy
– Người hay căng thẳng thần kinh, đau đầu
– Người bị suy giảm chức năng sinh dục
– Trẻ em còi xương, gầy yếu, chậm phát triển.
Vì tính vị của nhân sâm nên khi sử dụng bạn cần chú ý đến ai không nên dùng sâm để sử dụng cho thích hợp.
Những ai không nên dùng sâm?
Giá trị của nhân sâm thì bạn cũng đã biết qua. Nhân sâm vốn rất tốt cho sức khỏe, song không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được nhân sâm.
Những ai không nên dùng sâm chính là những đối tượng sau đây:
– Người thường xuyên bị đầy bụng, căng bụng, sôi bụng, đi ngoài phân nát lỏng
– Người bị đau dạ dày
– Đặc biệt người bị tiêu chảy khi dùng Nhân sâm có thể gây tử vong
– Người đang bị nôn mửa, trào ngược
– Người đang bị nóng sốt, viêm nhiễm
– Phụ nữ đang mang thai
– Người bị tăng huyết áp cũng không nên dùng, vì ban đầu sâm sẽ làm tăng huyết áp, lúc sau lại làm hạ, dễ dẫn đến tai biến cho người bị cao huyết áp.
– Trẻ em khỏe mạnh không nên dùng. Chỉ khi cơ thể yếu, kém ăn, chậm lớn thì nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không được lạm dụng.
Và khi dùng cần lưu ý với người bị mất ngủ, khó ngủ thì chỉ nên dùng Nhân sâm vào buổi sáng, và nên dùng với liều lượng thấp.
Những ai không được uống trà sâm?
Trà sâm là một chế phẩm từ Nhân sâm. Sản phẩm này đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi độ tiện dụng, nhanh chóng. Hương vị trà sâm thơm ngon sẽ đánh thức tinh thần và sức sống cho mỗi buổi sáng.
Thế nhưng, với những ai không nên dùng sâm thì cũng gần như là không sử dụng được trà sâm.
Những đối tượng không nên uống trà sâm gồm có:
– Trẻ em dưới 15 tuổi
– Phụ nữ đang mang thai
– Người đang bị tiêu chảy hoặc táo bón
– Người bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu
– Người đang bị cao huyết áp
– Người bị phong hàn, phong nhiệt, phong ôn
– Người bị mất ngủ, khó ngủ không được dùng vào buổi chiều tối
Bởi do tính vị và các hợp chất trong Nhân sâm có hàm lượng dồi dào, nên sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ thể. Những ai không nên dùng sâm thì nên hạn chế sử dụng Nhân sâm, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Vậy còn Hồng sâm, những ai không nên uống Hồng sâm?
Hồng sâm là một dạng khác của Nhân sâm. Người ta sẽ chọn những củ sâm chắc, có chất lượng tốt, từ 6 năm tuổi trở lên để làm Hồng sâm.
Sau đó đem sâm đi cắt tỉa, rửa sạch và xếp vào khay, đem đi hấp qua nhiều lần rồi sấy khô, để lượng nước chỉ còn 14%. Vỏ bên ngoài có màu nâu, bên trong ruột thì chất sâm trong hơn, có màu hồng đỏ.
Trải qua quá trình hấp sấy như thế, có nhiều dưỡng chất được sinh ra thêm như ginsenoside, các chất chống ung thư…
Và cũng nhờ quá trình này mà Hồng sâm có tính ấm nóng, vị ngọt. Khác với nhân sâm có những đối tượng không nên dùng, thì Hồng sâm lại thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng hơn.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, người đang mắc bệnh, trẻ em thì nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng là tốt nhất.
Với những ai không nên dùng sâm được, thì có thể tham khảo sử dụng Hồng sâm hoặc các dạng nước uống Hồng sâm, cao Hồng sâm.
Tìm hiểu thêm : Cách dùng nhân sâm tươi hàn quốc
Thanh niên có nên uống sâm?
Nhân sâm không chỉ được dùng cho những người lớn tuổi mà đối tượng thanh niên vẫn có thể sử dụng.
Nhất là những người thường xuyên phải lao động trí óc, lao lực, đầu óc căng thẳng mệt mỏi. Hoặc người đã gầy ốm lâu năm, sức khỏe yếu, hay ốm vặt thì dùng nhân sâm sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ích trí.
Với những thanh niên đã có sức khỏe tốt, thân thể tráng kiện thì nên lấy việc rèn luyện thân thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe. Không nên vì thấy Nhân sâm tốt mà quá lạm dụng nó.
Người khỏe mạnh nếu dùng một lượng lớn nhân sâm sẽ gây lãng phí, không tốt cho sức khỏe, gây trì trệ đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Và với những thanh niên nằm trong nhóm những ai không nên dùng sâm thì cũng cần lưu ý khi sử dụng.
Người bị bệnh tim, bệnh dạ dày, ung thư có dùng được không?
Ngoài những ai không nên dùng sâm vừa kể trên, thì rất nhiều khách hàng thắc mắc rằng với những bệnh đặc thù như bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh ung thư thì sử dụng nhân sâm liệu có thích hợp.
◆ Người bị bệnh tim có uống sâm được không?
Đối với tim mạch, Nhân sâm có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol trong cơ thể, chống rối loạn nhịp tim.
Với những người tim đập nhanh, huyết áp không ổn định, khó thở dùng nhân sâm cũng sẽ cải thiện được tình trạng này.
Người có bệnh tim mạch khi dùng Nhân sâm phải có liều lượng và thời gian thích hợp. Dùng cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Đặc biệt, như đã nói ở trên, những ai không nên dùng sâm thì có người cao huyết áp, nhất là những ai có huyết áp tăng đột ngột, khó kiểm soát.
Bởi nhân sâm khi mới dùng vào sẽ làm tăng huyết áp, sau đó mới hạ. Do vậy với những ai đã có huyết áp cao sẵn rồi, dùng sâm vào thì sẽ làm huyết áp tăng lên, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Không chỉ vậy, khi uống nhân sâm vào thì sẽ làm mất tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Người dùng nên cẩn trọng là vì vậy.
◆ Người bị đau dạ dày có uống sâm được không?
Bệnh đau dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa là những bệnh thuộc tình trạng thấp nhiệt tích trệ. Dùng nhân sâm sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Đau dạ dày là do dịch vị tiết nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra viêm loét, xuất huyết. Nhân sâm lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, nên với bệnh đau dạ dày sẽ khó chịu, gây đau, và khó thuyên giảm.
Và nhân sâm sẽ làm cho việc tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, người bệnh đau dạ dày sẽ thấy thêm chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, người bệnh đau dạ dày không nên dùng sâm.
◆ Người bị ung thư có uống được sâm không?
Khác với những ai không nên dùng sâm, người bệnh ung thư lại là đối tượng cần sử dụng Nhân sâm.
Bởi các chất saponin trong Nhân sâm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời nó sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, tăng sức khỏe cho người bệnh.
Người bệnh đang điều trị hay sau điều trị có thể dùng Nhân sâm để giải độc cơ thể, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giảm đau đớn, mệt mỏi. Giúp người bệnh mau chóng phục hồi.
Nhân sâm sẽ là một thực phẩm hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh ung thư.
Tổng kết :
Tóm lại, qua bài viết này, bạn đã có thể nắm được ai nên dùng và ai không nên dùng sâm rồi phải không nào. Hãy sử dụng Nhân sâm đúng người, đúng bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Nguyễn Trần Coop, đơn vị chuyên cung cấp Thảo Dược thiên nhiên Uy Tín tại Tp Hồ Chí Minh. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ qua thông tin sau :
Tác giả : Nguyễn Trần