Rễ Đinh Lăng Tươi
Tác dụng chữa bệnh của đinh lăng
Đinh Lăng Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được từ cây Đinh lăng Nhiều Năm Tuổi những tính chất của Nhân sâm: Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng giống như nhân sâm.
Theo Đông y, đinh lăng mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc, trị được các chứng ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ, phong thấp. Dân gian thường dùng thân và cành đinh lăng (20-30 g) sắc uống để chữa đau lưng, mỏi gối.
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.
Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Phụ nữ sau khi đẻ vẫn thường uống nước sắc lá đinh lăng khô để chóng lại sức, cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh, nhiều sữa. Lá đinh lăng (cả lá non lẫn lá già) phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm có thể giúp tránh kinh giật.
Món ăn bài thuốc lợi sữa đơn giản được sản phụ ưa dùng là cháo lá đinh lăng nấu với chân giò lợn. Có thể nấu cháo theo công thức sau: Lá đinh lăng 30 g, chân giò lợn 1 cái, gạo nếp vừa đủ. Rửa sạch lá đinh lăng và chân giò, thái nhỏ, nấu nhừ với gạo nếp, ăn trong một ngày.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đinh lăng làm tăng sự dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngon, tăng khả năng lao động, giúp lên cân và chống độc. Do đó, những người yếu mệt, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, phụ nữ thiếu sữa nuôi con… dùng đinh lăng rất tốt.
bài thuốc khi tắc sữa sau đây để sau khi sinh con, nếu có bị tắc sữa, căng vú sữa thì sử dụng: 30-40 g rễ đinh lăng, 500 ml nước, sắc tới còn 250 ml, uống nóng trong 2-3 ngày.
Các cách dùng đinh lăng:
Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết rất mạnh nên dùng thuốc sắc hoạc rượu thuốc vào buổi sáng hoạc trưa không nên dùng vào buổi tối gây ra hiện tượng khó ngủ.
– Sắc và hãm: Rễ đinh lăng thái mỏng, cho vào ấm, hãm với nước sôi như hãm chè, uống làm nhiều lần trong ngày, liều lượng 20-40 g rễ trong một lít nước. Hoặc: Sắc lấy nước uống với liều lượng 20-40 g trong một lít.
– Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảm đảm mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua, rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Tán nhỏ, rây bột mịn hoặc làm thành viên, mỗi viên 0,25-0,5 g. Ngày uống 0,5-1 g bột rễ, hoặc 2-4 viên, chia làm 2 lần.
– Ngâm rượu: Lấy 100 g rễ đinh lăng khô, tán nhỏ, ngâm với một lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, uống trước bữa ăn nửa giờ.
Đánh giá Rễ Đinh Lăng Tươi
Chưa có đánh giá nào.