3 Điều Quan Trọng Trong Ăn Uống Của Bệnh Nhân Đột Quỵ

Đánh giá sản phẩm
[Total: 0 Average: 0]

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ đúng cách là một vấn đề quan trọng giúp hỗ trợ chữa đột quỵ hiệu quả hơn, điều này còn giúp phòng tránh đột quỵ tái trở lại, giảm bớt sự tiến triển của bệnh và trợ giúp người bệnh phục hồi chức năng nhanh chóng hơn.

Có nhiều yếu tố trong việc chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ, trong đó, ăn uống là một phần đặc biệt quan trọng.

Chế độ ăn uống phù hợp, đúng phương pháp sẽ hỗ trợ rất tích cực cho sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là 3 vấn đề quan trọng cần chú ý khi chăm sóc ăn uống cho người bệnh đột quỵ đang trong quá trình điều trị bệnh.

nguoi dot quy an

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày :

Thức ăn cho người bệnh đột quỵ cần cân đối và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đường, đạm, mỡ, rau, củ và trái cây. Nên ăn những thức ăn dễ hấp thụ và tiêu hóa ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo… và có thể chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Năng lượng cần trong ngày là khoảng 25 – 30 kcalo/cân nặng/ngày. Trong đó thì chất đạm chiếm khoảng:

+ 15% năng lượng khẩu phần.

+ Chất béo cần khoảng 15 – 25%.

+ Chất bột đường cần khoảng 55 – 60%.

+ Các vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết cho người bệnh, thường có trong các loại hoa quả chín như : chuối, rau, củ, sữa…

Người béo phì thì cần giảm cân và ở những người cao huyết áp cần cố gắng giảm lượng muối dùng hàng ngày xuống chừng 2,4gram (khoảng 1 muỗng cà phê).

Tư thế ăn uống

Cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi (nếu bác sỹ cho phép) hoặc nằm đầu cao 30 độ, dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn.

Tư thế ngồi tốt nhất là ngồi thẳng, vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, bàn chân chạm sàn hay để trên bục, không nên để chân lơ lửng. Bệnh nhân cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

benh nhan dot quy 1

Quy tắc an toàn khi ăn uống

Chỉ cho người bệnh đột quỵ ăn khi tỉnh táo, ăn, uống chậm từng muỗng một và từng ngụm nhỏ. Để bệnh nhân nuốt 2 – 3 lần cho hết trước khi ăn hoặc uống muỗng tiếp theo.

Cần để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh, không nói khi đang nhai và nuốt. Trường hợp người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh. Khi ăn canh, phở thì ăn phần cái và phần nước riêng.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc ăn uống mà người nhà cần lưu ý để có thể hỗ trợ chữa đột quỵ cho bệnh nhân hiệu quả nhất. Gia đình hãy luôn tạo không khí vui vẻ, đầm ấm, thoải mái để người bệnh đột quỵ không cảm thấy mình là gánh nặng và có tinh thần luyện tập tích cực, phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Tham khảo thêm : Phòng ngừa đột quỵ và những điều cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *